KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC NĂM HỌC 2018 – 2019
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học
Năm học 2018 – 2019
SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Số: …./KH-ĐDDH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khoái Châu, ngày 18 tháng 1 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học
Năm học 2018 – 2019
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
- Trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các giáo viên, các tổ chuyên môn về kinh nghiệm sáng chế, xây dựng mô hình học cụ và sử dụng đồ dùng dạy học;
- Xây dựng phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Tuyển chọn những bộ đồ dùng dạy học tự làm đạt kết quả xuất sắc để nhân rộng, trao đổi kinh nghiệm trong công tác làm đồ dùng tự học ;
- Là tiêu chí để xét thi đua cho cá nhân và tập thể các tổ chuyên môn trong nhà trường.
2. Yêu cầu
- Huy động được đông đảo giáo viên tham gia, có chất lượng vế tính sáng tạo, khoa học thực tiễn và tính sư phạm, không sao chép những sản phẩm đã có.
- Hội thi phải trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức Hội thi của các tổ chuyên môn;
- Hội thi thực hiện đúng kế hoạch và đánh giá đúng chất lượng đồ dùng dạy học của từng tổ chuyên môn và nhóm chuyên môn.
II. Đối tượng, thời gian, địa điểm thi
1. Đối tượng
Các tổ, nhóm chuyên môn, mỗi bộ môn tham gia 01 sản phẩm đồ dùng dạy học có chất lượng.
2. Thời gian và địa điểm
- Thời gian diễn ra: từ ngày 25/1/2019 đến hết ngày 27/04/2019
+ Từ ngày 25/1/2019 đến 27/4/2019 các nhóm chuyên môn tự nghiên cứu xây dựng sản phẩm dự thi
+ Ngày 02/05/2019: Các nhóm chuyên môn nộp sản phẩm dự thi.
+ Ngày 07/05/2019: Chấm thi (bắt đầu lúc 14 giờ 00 phút)
- Địa điểm trưng bày và chấm thi: Hội đồng của nhà trường
III. Thể lệ
1. Đồ dùng dạy học dự thi
- Tranh ảnh, bản đồ, sa bàn, sơ đồ, biểu bảng...
- Mô hình, mẫu vật...
- Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, thực hành các bộ môn, dụng cụ dạy học TDTT…
2. Tiêu chuẩn về sản phẩm dự thi:
- Phù hợp với nội dung chương trình và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
- Đảm bảo bảo tính khoa học;
- Đảm bảo tính sư phạm, tính thẩm mỹ;
- Có tính sáng tạo;
- Đồ dùng phải có tính thực tiễn.
Chú ý: Các loại thiết bị, đồ dùng dạy học nói trên phải do người dự thi tự làm (được phép sử dụng một số sản phẩm có sẵn trên thị trường làm chi tiết của đồ dùng, thiết bị dạy học) và không nằm trong danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ GD&ĐT đã trang bị hàng năm. Những sản phẩm tương tự các thiết bị đã trang bị, phải có cải tiến để chất lượng và hiệu quả sử dụng cao hơn. Riêng băng hình và tranh ảnh có thể do người dự thi sưu tầm hoặc tổ chức sưu tầm nhưng phải có sự gia công, biên tập, phải ghi rõ xuất xứ. Các thiết bị, đồ dùng dạy học dự thi đợt này chưa tham gia các đợt thi trước. Các sản phẩm dự thi phải có bản thuyết minh, nêu rõ đặc điểm, giá trị, hiệu quả sử dụng.
3. Tiêu chuẩn đánh giá và xếp loại Đồ dùng dạy học
a) Tiêu chuẩn đánh giá: 20 điểm, gồm 04 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Tính khoa học ( 5,0 điểm);
+ Thể hiện được mục đích, yêu cầu về kiến thức của bài dạy: 2,0đ
+ Tính chính xác về khoa học: 2,0đ
+ Câú trúc hợp lý trong thiết kế,chế tác: 1,0đ
Tiêu chí 2: Tính sư phạm, thẩm mỹ (5,0đ);
+ Tính trực quan: 2,0đ
+ Mức độ, khối lượng kiến thức truyền đạt: 1,0đ
+ Hỗ trợ và kích thích học sinh sáng tạo, tư duy độc lập; 2,0đ
Tiêu chí 3:Tính sáng tạo (5,0 điểm)
+ Độc lập về ý tưởng thiết kế: 2,5đ
+ Sáng tạo trong quá trình thiết kế, chế tác: 2,5đ
Tiêu chí 4: Tính thực tiễn ( 5,0đ )
+ Hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực tiễn: 2,0đ
+ An toàn, dễ sử dụng: 1,0đ
+ Có thể phổ biến, ứng dụng ở các cơ sở giáo dục khác: 2,0đ
b) Xếp loại:
- Loại A: Tổng điểm từ 17,0 điểm trở lên và tiêu chí phải đạt từ 4,0đ trở lên;
- Loại B: Tổng điểm từ 15,0 đến dưới 18,0 điểm và các tiêu chí phải đạt từ 3,0đ trở lên;
- Loại C: Tổng điểm từ 13,0 đến dưới 15,0 điểm và các tiêu chí phải đạt từ 2,0đ trở lên;
- Loại D (không đạt yêu cầu): Tổng điểm dưới 13,0 điểm hoặc có tiêu chí dưới 2,0 điểm.
4. Hồ sơ đăng ký dự thi:
- Danh sách tập thể, cá nhân tham gia Hội thi Đồ dùng dạy học cấp trường (theo mẫu).
- Hai (02) bản thuyết trình về đồ dùng dạy học mà tập thể, cá nhân đăng ký dự thi: một (01) bản kèm theo bộ đồ dùng trưng bày; một (01) bản do tập thể, cá nhân giữ lại để thuyết minh.
5. Kết quả Hội thi:
- Trong các sản phẩm xếp loại A sẽ lựa chọn 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích để tặng tiền thưởng.
- Kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của đơn vị và cá nhân.
IV. Tổ chức thực hiện:
- Phối hợp với Công đoàn vận động tất cả giáo viên tham gia và là thành viên Ban tổ chức hội thi.
- Các Tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch triển khai, vận động giáo viên tham gia hội thi.
- Trường sẽ thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo tham gia hội thi.
- Kế toán dự trù kinh phí thực hiện.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi “tự làm đồ dùng dạy học” cấp trường năm học 2018 - 2019. Đề nghị các Tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện đến từng giáo viên để Hội thi đạt kết quả cao.
Nơi nhận:
- BGH HIỆU TRƯỞNG
- Tổ trưởng CM, giáo viên (để thực hiện);
- Bộ phận thiết bị (để thực hiện);
- Đăng website;
- Lưu VT.
SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU Số: …./QĐ-ĐDDH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khoái Châu, ngày 18 tháng 1 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Hội thi đồ dùng dạy học tự làm
Năm học 2017-2018
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
Căn cứ Điều lệ Trường trung học được ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường Tiểu học;
- Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học: 2018 - 2019.
- Xét đề nghị của Ban chuyên môn trường THPT Nam Khoái Châu;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo Hội thi đồ dùng dạy học tự làm gồm các ông (bà) có tên sau đây:
1. Ông Đỗ Bá Mười - Hiệu trưởng (Trưởng ban)
2. Bà Đào Thị Hà - Phó hiệu trưởng (Phó ban)
3. Ông Vũ Xuân Hiển - Phó hiệu trưởng (Phó ban)
4. Ông Nguyễn Văn Tuyển - Phó hiệu trưởng (Phó ban)
và 09 uỷ viên (có danh sách đính kèm)
Điều 2. Ban tổ chức có nhiệm vụ lên kế hoạch dự trù kinh phí, phát động, tổ chức hội thi.
Thời gian làm việc của Ban tổ chức, Ban giám khảo bắt đầu từ 14h ngày 02/05/2019 đến 17h ngày 07/05/2019.
Nhiệm vụ của từng thành viên sẽ do trưởng ban phân công trong phiên họp đầu tiên cùng ngày tại văn phòng trường THPT Nam Khoái Châu.
Điều 3. Kinh phí tổ chức thi, kinh phí chi thưởng và các chi phí khác được trích từ kinh phí chi hoạt động chuyên môn nhà trường theo các quy định tài chính hiện hành.
Điều 4. Các ông (bà) có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như điều 1:
- Lưu VP:
DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC, BAN GIÁM KHẢO
HỘI THI GIÁO VIÊN TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
NĂM HỌC 2018-2019
(Kèm theo quyết định số …/QĐ-NKC ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Hiệu trưởng trường THPT Nam Khoái Châu về việc tổ chức Hội thi giáo viên tự làm đồ dùng dạy học năm học 2018-2019 )
STT | Họ và tên | Chức vụ | Ghi chú |
1 | Đỗ Bá Mười | Hiệu trưởng – Trưởng ban tổ chức |
|
2 | Đào Thị Hà | PHT – Phó ban tổ chức |
|
3 | Vũ Xuân Hiển | PHT – Phó ban tổ chức |
|
4 | Nguyễn Văn Tuyển | PHT – Phó ban tổ chức |
|
5 | Phạm Quang Huy | Tổ trưởng tổ HCVP – uỷ viên |
|
6 | Đoàn Mạnh Cường | Tổ trưởng tổ CNTDQP – uỷ viên |
|
7 | Nguyễn Đình Kiên | CT công đoàn – uỷ viên |
|
8 | Vũ Thị Quế Tâm | Tổ trưởng tổ Ngữ văn – uỷ viên |
|
9 | Trần Thị Hương | Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ – uỷ viên |
|
10 | Phan Quang Sơn | Tổ trưởng tổ Toán - tin – uỷ viên |
|
11 | Nguyễn Thị Hoàng Liên | Tổ trưởng tổ Tự nhiên – uỷ viên |
|
12 | Nguyễn Thị Khuyên | Tổ trưởng tổ Xã hội – uỷ viên |
|
13 | Hoàng Thị Hải | Kế toán – uỷ viên |
|
14 | Phạm Thị Lộc | Thư ký hội đồng trường – Thư ký |
|
15 | Dương Xuân Trường | Nhân viên thiết bị – uỷ viên |
|
PHỤ LỤC
(Đính kèm công văn số: ….-KH-ĐDDH, ngày 18 tháng 1 năm 2019
của Trường THPT Nam Khoái Châu)
PHỤ LỤC 1:BẢN THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên thiết bị dạy học tự làm: ……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………….
Loại đồ dùng dạy học:
Tên tác giả (nhóm tác giả):..............................................................dạy môn:………….
Tổ (nhóm CM)………………………………………..
I. Thông tin chung
- Nêu lý do tự làm hoặc cải tiến;
- Nêu rõ ĐDDH này chưa có ai làm hoặc đã có nhưng được cải tiến như thế nào.
II. Công dụng (chức năng) của ĐDDH tự làm
- Dạy bài nào trong chương trình môn học, lớp học hoặc ngoại khóa;
- ….
III. Quy trình thiết kế ĐDDH tự làm
1. Nguyên tắc và cấu tạo
- Nêu nguyên tắc hoạt động của ĐDDH và ĐDDH gồm các chi tiết nào?
- Kích thước và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết...
2. Nguyên vật liệu (Liệt kê các nguyên vật liệu, số lượng các chi tiết)
3. Cách làm
4. Lắp ráp và bố trí ĐDDH tự làm
- Nêu cách lắp ráp và bố trí ĐDDH;
- Có thể có hình vẽ minh họa;
- …..
IV. Hướng dẫn khai thác, sử dụng
(Nêu các bước tiến hành, cách khai thác và sử dụng)
V/ Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
Khoái Châu, ngày….. tháng….. năm 2019
ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
PHỤ LỤC 2:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM
Tên đồ dùng dạy học: ………………………………………………………………….….
Bộ môn (các môn): ……………………………………………………………….……….
Họ và tên tác giả (nhóm tác giả): ……………………………………………..………….
Tổ (nhóm CM) ………………………………………………………………….………..
Tiêu chí | Nội dung | Điểm |
1. Tính khoa học, Tính thẩm mỹ (tối đa 4,0 điểm) | - ĐDDH đảm bảo chính xác, khoa học, đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung,phương pháp của tiết dạy. - ĐDDH có kiểu dáng đẹp, bền, gọn, chắc chắn, dễ vận chuyển và sử dụng. - ĐDDH đảm bảo an toàn cho người dạy và người học. |
|
2. Tính sáng tạo (tối đa 4,0 điểm) | - ĐDDH có sự đầu tư, tìm tòi sáng tạo, có ý tưởng độc đáo, dễ sử dụng. - Không trùng lặp hoàn toàn với ĐDDH đã có. |
|
3. Tính sư phạm (tối đa 4,0 điểm) | - ĐDDH mang tính giáo dục, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - ĐDDH giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức của bài học. - ĐDDH phải đảm bảo cho học sinh dễ dàng quan sát. |
|
4. Tính kinh tế (tối đa 4,0 điểm) | - Sử dụng nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ làm, rẻ tiền nhưng hiệu quả sử dụng cao. - Có thể sử dụng trong nhiều tiết học, nhiều môn, nhiều lớp học, nhiều năm. |
|
5. Tính thực tiễn và Thuyết minh sản phẩm (tối đa 4,0 điểm) | - Có giá trị sử dụng trong thực tế dạy học; - Có thể phổ biến và được sử dụng rộng rãi. - Có bản thuyết minh ngắn gọn, súc tích, đầy đủ nội dung khi sử dụng dạy học. |
|
Cộng (20 điểm) | Nhận xét chung:………………………………………… ………………………………………………………….. | …….. |
Quy định về chấm điểm và xếp loại ĐDDH tự làm:
- Chấm và cho điểm từng tiêu chí có thể lẻ đến 0,25.
2. Xếp loại ĐDDH:
- Loại A: Tổng điểm từ 17,0 điểm trở lên và không có tiêu chí nào dưới 3,0 điểm;
- Loại B: Tổng điểm từ 15,0 đến dưới 17,0 điểm và không có tiêu chí nào dưới 2,5 điểm;
- Loại C: Tổng điểm từ 13,0 đến dưới 15,0 điểm và không có tiêu chí nào dưới 2,0 điểm;
- Loại D (không đạt yêu cầu): Tổng điểm dưới 13,0 điểm hoặc có tiêu chí dưới 2,0 điểm.
Khoái Châu, ngày ….. tháng …. năm ……
Người chấm điểm
(Ký và ghi rõ họ tên)