Kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trường THPT Nam Khoái Châu giai đoạn 2018 - 2021
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NAM KHOÁI CHÂU
Số: …/KH-THPTNKC
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoái Châu, ngày 22 tháng 01 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống
bạo lực học đường trường THPT Nam Khoái Châu giai đoạn 2018 - 2021
Thực hiện công văn số 2026/KH-SGDĐT ngày 28/12/2018 của Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên về việc Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường giai đoạn 2018 – 2021
Trường THPT Nam Khoái Châu xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường.
- Tăng cường các điều kiện vật chất, tinh thần tạo môi trường giáo dục, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hoá. Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
2. Mục tiêu cụ thể
a. 100% cán bộ, nhà giáo và người học nhà trường được tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng môi trường giáo dục, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
b. 100% học sinh nhà trường được giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống.
c. Công khai kế hoạch và kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường. Thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có người học bị bạo lực học đường.
d. Xây dựng và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hoá trong trường học.
đ. Phối hợp với chính quyền địa phương phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong cơ quan theo đúng tinh thần Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ | Chuyển bộ quy tắc ứng xử văn hoá tới các tổ | Tổ trưởng triển khai – Báo cáo kết quả thực hiện cuối kỳ và cuối năm học | Thường xuyên |
b | Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý trong nhà trường. | Thành lập tổ tư vấn tâm lý học sinh | Gv môn giáo dục CD | Tư vấn cho hs khi có yêu cầu |
c | Tổ chức hiệu quả các hoạt động trải nghiệm, tập thể có tính cộng đồng – xã hội, nhằm tạo cho người học được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần định hướng thẩm mỹ lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách. | Xây dưng kế hoạch trải nghiệm | Ban Hoạt động NGLL | Theo kế hoạch xây dựng từ đầu năm |
d | Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. | Phương pháp giáo dục | Cán bộ giáo viên toàn trường | Thường xuyên |
đ | Tổ chức các diễn đàn phù hợp để người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên được bày tỏ các kiến nghị, sáng kiến, nguyện vọng đối với nhà trường. | Các cuộc họp | Cán bộ giáo viên và học sinh toàn trường | Theo kế hoạch |
e | Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của nhà trường đến gia đình người học để cùng phối hợp giáo dục người học; Tổ chức ký cam kết phối hợp giữa nhà trường với gia đình người học về việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường. | Các cuộc họp phụ huynh và qua hộp thư điện tử | Giáo viên chủ nhiệm | Đầu năm, cuối học kỳ I, cuối năm học và đột xuất nếu cần |
2. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, sân vườn, cây xanh đảm bảo an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; | Bổ sung sửa chữa theo yêu cầu thực tế | Ban cơ sở vật chất | Thường xuyên |
b | Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; | Bổ sung sửa chữa theo yêu cầu thực tế | Ban cơ sở vật chất | Thường xuyên |
c | Có khối phòng học, phòng bộ môn, phong học tập đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học; | Bổ sung sửa chữa theo yêu cầu thực tế | Ban cơ sở vật chất | Thường xuyên |
d | Có công trình vệ sinh, nước sạch và công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. | Bổ sung sửa chữa theo yêu cầu thực tế | Ban cơ sở vật chất | Thường xuyên |
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ ban hành quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường tới toàn thể cán bộ, nhà giáo, nhân viên, người học và gia đình người học. | Chuyển nội dung nghị định tới các tổ | Tổ trưởng triển khai – Báo cáo kết quả thực hiện cuối kỳ và cuối năm học | Thường xuyên |
b | Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và người học trong các cơ sở giáo dục, trong gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tổ giác và ngăn chặn hành vi bạo lực học đường. | Thông qua các cuộc họp | Các Tổ trưởng | Thường xuyên |
c | Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên lĩnh vực của dời sống xã hội, tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trên wedsite, cổng thông tin điện tử… | Thông qua các cuộc họp | Các Tổ trưởng | Thường xuyên |
d | Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; tích hợp các nội dung phòng, chống bạo lực học đường thông qua giảng dạy, qua các môn học, các hội nghị, sinh hoạt chuyên môn, các cuộc thi về Chủ tịch Hồ Chí Minh,… | Sân khấu hoá học đường | Các lớp được phân công theo kế hoạch | Vào giờ chào cờ tuần thứ 3 của tháng |
4. Tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình giảng dạy
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung, chương trình môn học Giáo dục công dân và những môn phù hợp. | Lồng ghép, tích hợp trong môn học | Giáo viên môn GDCD(BGH kiểm tra kế hoạch tích hợp) | Theo kế hoạch |
b | Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục của các môn Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Sinh học. | Lồng ghép, tích hợp trong môn học | Giáo viên môn GDCD, Lịch sử, Địa lý, Sinh học. (BGH kiểm tra kế hoạch tích hợp) | Theo kế hoạch |
c | Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống bạo hành trẻ em cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục và gia đình người học. | Qua các cuộc họp | Ban giám hiệu | Theo kế hoạch |
5. Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự phối hợp của Công đoàn, Đoàn thanh niên trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong nhà trường | Họp cấp uỷ, chi bộ chi bộ; họp Công đoàn, Đoàn thanh niên chỉ đạo | Ban chi uỷ | Họp Chi bộ Đảng |
b | Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong nhà trường không có cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm theo quy định của pahps luật đối với nhà giáo có hành vi bạo lực | Đánh giá thi đua; xây dựng đề án vị trí việc làm | Cuối học kỳ I, đánh giá thi đua cuối năm, đánh giá trong tháng 8 hàng năm | Ban GH, Chủ tịch CĐ, Bí thư ĐTN và các tổ trưởng |
c | Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường | Kỳ 2 tổ chức họp Hội đồng triển khai | Ban GH | Tháng 2/2019 |
6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ, can thiệp người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường, phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường | Kiểm tra đợt xuất; nắm bắt tâm lý học sinh qua gvcn | Giáo viên chủ nhiệm | Thường xuyên |
b | Tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn. loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực | Thành lập tổ Tư vấn tâm lý cho học sinh
| Tổ tư vấn | Theo yêu cầu của thực tế |
c | Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực; |
|
|
|
d | Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của nhà trường thì thông báo kịp thời với cơ quan công an và các cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
|
Thông báo trực tiếp hoặc qua sổ liên lạc điện tử | Ban GH, Giáo viên chủ nhiệm | Khi có vụ việc xảy ra |
7. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình, Hội cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất góp phần quản lý con em mình học tập, rèn luyện;( | Cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường về việc nhắc nhở con em mình thực hiện tốt nội quy | Cha mẹ học sinh | Thường xuyên |
b | Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện: Tiếp tục đưa các phong trào “Thi đua dạy tốt – học tốt”; phong trào xây dựng “Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch” thành các hoạt động thường xuyên, hiệu quả | Xây dựng và triển khai kế hoạch | Ban giám hiệu | Thường xuyên |
c | Tích cực phối hợp với chính quyền, tổ chức đoàn thể địa phương đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho người học. | Họp bàn quy chế phối hợp | Ban giám hiệu | Đầu năm học và khi cần thiết |
8. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường
Stt | Nội dung công việc | Biện pháp thực hiện | Người thực hiện | Thời gian thực hiện |
a | Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường. | Kiểm tra đột xuất | Đoàn thanh niên | Theo kế hoạch |
b | Thiết lập kênh thông tin để tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực học đường. | Thống nhất với các tổ chức: Đoàn thanh niên, ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ khi phát hiện vấn đề , sự việc bạo lực đường cần báo cáo tập trung về một đầu mối là trưởng ban Hoạt động NGLL hoặc Ban GH trực ban, Hiệu trưởng để kịp thời xử lý. Thông qua sổ liên lạc điện tử.
| Ban giám hiệu | Thường xuyên |
Nơi nhận: - Ban giám hiệu(để chỉ đạo); - BTV Đoàn TNCSHCM (để thực hiện); - Tổ trưởng CM (để thực hiện); - Công đoàn (để thực hiện); - GVCN (để thực hiện); - Lưu VP. | HIỆU TRƯỞNG
|